top of page
Search

Quy định hòa giải tranh chấp đất đai của Pháp luật

  • Writer: Flee Booth
    Flee Booth
  • Jun 25, 2024
  • 3 min read

Hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp đất nhưng không tiến hành hòa giải đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy hãy tìm hiểu về quy định hòa giải được Pháp luật ban hành tại bài viết này nhé! 

Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không?

Nhiều người dân gặp các trường hợp tranh chấp đất thường trực tiếp khởi kiện lên Tòa án. Với suy nghĩ quá trình này sẽ giúp xử lý tình huống nhanh chóng hơn. Nhưng trên thực tế, việc hòa giải tranh chấp đất đai đối với người có quyền sử dụng đất là bắt buộc phải thực hiện. 


Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không?

Địa điểm hòa giải là tại UBND cấp xã nơi có đất. Nếu không hòa giải mà trực tiếp nộp đơn khởi kiện thì Tòa sẽ không thụ lý. Nguyên nhân là do không đủ điều kiện để tiến hành thụ lý vấn đề tranh chấp. Điều này căn cứ theo nội dung được quy định rõ tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.”.

Địa điểm hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

  • Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp thường sẽ trải qua hai giai đoạn cụ thể. Đó chính là sau khi UBND cấp xã nhận đơn yêu cầu hòa giải và tiến hành lập biên bản hòa giải. 


Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất đai

Khi đó, UBND cấp xã sẽ thực hiện các công việc sau:

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp. Thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về thửa đất có tranh chấp.

Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm các thành viên như sau:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng

  • Đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn

  • Tổ trưởng tổ dân phố (đô thị)

  • Trưởng thôn, trưởng ấp (nông thôn)

  • Người có uy tín trong dòng họ

  • Người có trình độ pháp lý

  • Người có chức sắc tôn giáo, già làng

  • Đại diện một số hộ dân sinh sống lâu đời tại khu vực có đất

  • Các bộ địa chính, cán bộ tư pháp

Tổ chức buổi hòa giải có sự tham gia của các bên xảy ra tranh chấp. Trường hợp một trong các bên vắng mặt đến lần thứ 2 thì được xem là hòa giải không thành.

Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành


Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

  • Nếu hòa giải tranh chấp đất đai thành công

Trong thời hạn 10 ngày lập biên bản hòa giải, nhưng các bên có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết bổ sung.

Khi có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định.

  • Nếu hòa giải không thành

UBND cấp xã lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành, sau đó hướng dẫn các bên tham gia gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.

Qua những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình hòa giải tranh chấp đất đai. Việc hòa giải tranh chấp đều đã được Pháp luật quy định cụ thể, rõ ràng. Người dân nên thực hiện theo để đảm bảo tính chính xác, công khai và minh bạch cho các bên xảy ra tranh chấp.

 
 
 

Comments


bottom of page